Những điều cần biết về rối loạn nhịp sinh học

Những điều cần biết về rối loạn nhịp sinh học

Thế nào là rối loạn nhịp sinh học, rối loạn nhịp sinh học gây ra những tác hại nào đối với đời sống, sức khỏe của mỗi chúng ta? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết hơn về tình trạng thường gặp này nhé.

Rối loạn nhịp sinh học là gì?

Rối loạn nhịp sinh học là tình trạng cơ thể bị rối loạn quá trình sinh học diễn ra theo chu kỳ của cơ thể xảy ra trong 24 giờ. Bình thường con người sẽ làm việc và thức dậy vào buổi sáng, đi ngủ và nghỉ ngơi vào ban đêm. Tuy nhiên khi quá trình này bị đảo lộn sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe cũng như đời sống của bạn.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp sinh học

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp sinh học do sự ức chế hoặc thay đổi thời gian bài tiết của hormone melatonin hay còn gọi là hormone buổi đêm. Thêm vào đó, nhịp sinh học cũng có mối liên hệ mật thiết với thói quen hoạt động của con người. Khi thói quen này bị đảo lộn cũng sẽ dẫn đến rối loạn nhịp sinh học.

Hormone melatonin

Hormone melatonin giống như máy tạo nhịp sinh học giúp thiết lập nhịp điệu cơ thể, đồng hồ sinh học trong não và điều hòa giấc ngủ con người. Ngoài ra hormone này còn điều hòa thần kinh, khả năng miễn dịch, hành vi và các quá trình nội tiết tố. Việc làm này nhằm đồng bộ hóa môi trường tiết tố với chu kỳ của môi trường bên ngoài. Chủ yếu hormone melatonin được sản xuất bởi sự ức chế ánh sáng theo cảm nhận võng mạc.

Hormone melatonin
Hormone melatonin

Ban ngày hormone melatonin thường tiết ra rất ít, chủ yếu được tiết ra vào ban đêm. Từ khoảng 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian hormone này được tiết ra nhiều nhất và dừng lại vào 8 giờ sáng. Nhờ đó mà bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể. Vậy nên khi hormone này thay đổi sẽ dẫn đến rối loạn nhịp sinh học nghiêm trọng.

Biểu đồ hormone melatonin hoạt động theo giờ
Biểu đồ hormone melatonin hoạt động theo giờ

Một số nguyên nhân khác gây rối loạn nhịp sinh học

Ngoài yếu tố do hormone melatonin, yếu tố con người, chính chúng ta cũng gây ra tình trạng rối loạn nhịp sinh học. Cụ thể như việc thức đêm, ngủ muộn, làm việc tăng ca liên tục không nghỉ ngơi. Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như Alzheimer hoặc Parkinson. Đối với phụ nữ có thể do thay đổi nội tiết tố khi tới kỳ kinh hoặc thời kỳ tiền mãn kinh.

Hậu quả khi bị rối loạn nhịp sinh học

Khi cơ thể đi ngược lại với nhịp sinh học thông thường sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và dẫn đến một số hậu quả như:

  • Gia tăng nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, rối loạn tim mạch.
  • Dễ bị béo phì, tiểu đường và dễ bị đột quỵ.
  • Thiếu tỉnh táo, mệt mỏi, khó tập trung dẫn đến tăng tỷ lệ mắc chứng trầm cảm, stress, lo âu.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất và tăng sinh tế bào
  • Suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, các vấn đề sinh sản, tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.

Hậu quả khi bị rối loạn nhịp sinh học

Giải pháp khắc phục tình trạng rối loạn nhịp sinh học

Trước khi đi ngủ không sử dụng thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tự có tác động tiêu cực đáng kể đến việc sản xuất hormone melatonin. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó hãy tránh việc sử dụng các thiết bị này trước khi đi ngủ.

Trước khi đi ngủ không sử dụng thiết bị điện tử

Tạo không gian thoải mái trong phòng ngủ

Khi đi ngủ chúng ta cần có một không gian thoải mái, êm ái và không có bất kỳ tác động nào từ bên ngoại. Vậy nên việc tạo cảm giác thoải mái trong phòng ngủ là điều rất cần thiết. Hãy thiết kế ánh sáng trong phòng một cách hợp lý. Tránh sử dụng những loại đèn có cường độ ánh cao, gây chói mắt. Cân bằng nhiệt độ để phòng ngủ thoáng đãng, mát mẻ hơn.

Tạo không gian thoải mái trong phòng ngủ

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Nhịp sinh học về đêm có nguy cơ rối loạn khi bạn dùng các loại thức uống chứa chất kích thích. Trà, cà phê, bia rượu sẽ làm bạn bị khó ngủ vì thời gian để các chất này phân giải ít nhất cần tới 6 giờ. Mặt khác khẩu phần ăn và thời gian ăn uống bạn cũng cần lưu ý. Bởi việc ăn uống đầy đủ, đúng bữa sẽ giúp bạn khỏe mạnh và ngủ ngon hơn.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Hoạt động thể chất điều độ

Tập thể dục với cường độ vừa phải giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, khôi phục nhịp sinh học. Đồng thời cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Vậy nên hãy thường xuyên vận động để cơ thể dẻo dai và có sức đề kháng chống lại các bệnh.

Hoạt động thể chất điều độ

Trên đây là những chia sẻ của Hita chúng tôi về tình trạng rối loạn nhịp sinh học. Hy vọng với thông tin trên bạn sẽ giúp bạn có được cuộc sống lành mạnh và tích cực hơn.

 

 

Tag bài viết: Nhịp sinh học
Nhận xét bài viết (0 bình luận)
HỎI VÀ ĐÁP (0 bình luận)
Call Button Zalo Button