Những điều kiêng kỵ của phòng tắm và vệ sinh

Những điều kiêng kỵ của phòng tắm và vệ sinh

Phòng tắm, vệ sinh nên sáng sủa rộng rãi, bố cục cũng nên là hình vuông hoặc hình chữ nhật. Ngoài ra phòng tắm vệ sinh của một số ngôi nhà là dạng kín hoàn toàn, không có cửa sổ, chỉ có quạt thông gió, đồng thời quạ thông gió cũng không phải là thường xuyên hoạt động, như thế không tốt. Xét từ phương diện sức khỏe trong phòng tắm vệ sinh nhất định phải có cửa sổ, ánh sáng phải đầy đủ, không khí lưu thông để cho khí bẩn trong nhà vệ sinh dễ thoát ra ngoài, duy trì sự trong lành cho không khí. Nếu phòng tắm, vệ sinh hoàn toàn kín mít, lại thiếu thiết bị thông gió nhất định sẽ không có lợi cho sức khỏe của mọi người trong nhà.

Phòng tắm, vệ sinh không được nằm ở chính giữa của nhà:

 

Nếu phòng tắm, vệ sinh nằm ở chính giữa nhà ở sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho toàn thể môi trường khí của ngôi nhà. Bởi vì cấu trúc này có thể mang uế khí của phòng tắm, vệ sinh phân tán đi bốn phương tám hướng khắp cả ngôi nhà. Khu vực chính giữa của ngôi nhà tốt nhất quy hoạch thành một không gian rộng rãi, không được dùng làm những thứ có tích trữ uế khí như gian tắm vệ sinh, nhà bếp…

Cửa phòng tắm, vệ sinh không được đối thẳng với cửa chính:

Cửa của phòng tắm, vệ sinh và cửa ra vào nhà không được cùng một phương hướng. Phong thủy truyền thống cho rằng cửa chính ra vào nhà là cửa khí, là nơi để sinh khí đi vào, sinh khí nên được chuyển động hài hòa trong nhà ở. Nếu cửa của gian tắm vệ sinh đối thẳng với cửa chính của nhà ở thì sinh khí từ bên ngoài vào nhà sẽ đi đến nhà vệ sinh. Nơi có khí thải ô uế và âm khí nhiều. Xét từ góc độ bảo vệ môi trường và tâm lý, người ta vừa bước vào nhà đã thấy vệ sinh, để gian tắm vệ sinh lộ ngay trước mắt, vừa không đẹp mà sự riêng tư cũng không được bảo vệ.

Cửa gian tắm, vệ sinh không được đối thẳng với hành lang:

Bố trí như vậy sẽ rất dễ khiến cho khí ẩm và mùi lạ của phòng tắm vệ sinh men theo hành lang tràn vào các phòng kế bên. Đây là điều đại kị trong bố cục nhà cửa. Phòng tắm, vệ sinh nên thiết kế ở hai bên phải hoặc trái của hành lang, không được thiết kế ở góc chết.

Không được sửa phòng tắm, vệ sinh thành phòng ngủ:

Do  các thành phố ngày nay đất chật người đông, tấc đất tấc vàng nên thường có một số gia đình để tiết kiệm không gian đã cải tạo một gian tắm vệ sinh thành phòng ngủ. Xét một các nghiêm khắc thì như thế không phù hợp với vệ sinh môi trường.

Phòng tắm, vệ sinh không được liền sát với nhà bếp:

Trong thiết kế nhà ở, vị trí tương đối giữa phòng tắm, vệ sinh và bếp cũng cần phải chú ý, hai phòng không được liền sát nhau, đặc biệt là bếp lửa và bồn toa lét không được liền sát nhau, chỉ cách nhau một bức tường.

Nhận xét bài viết (0 bình luận)
HỎI VÀ ĐÁP (0 bình luận)
Call Button Zalo Button